Giải thích dễ hiểu nhất về Thuế thu nhập cá nhân và cách tính bảo hiểm | BÀI HỌC LÀM VIỆC HIỆU QUẢ |

Các bạn có bao giờ gặp tình trạng. trên hợp đồng ghi mức lương của bạn là một con số. nhưng khi lãnh lương bạn lại nhận một con số khác. bạn biết rằng các con số này. được tính toán dựa trên một quy định nào đó. nên quyết tâm lên mạng để tìm hiểu. vì saoCác bạn có bao giờ gặp tình trạng. trên hợp đồng ghi mức lương của bạn là một con số. nhưng khi lãnh lương bạn lại nhận một con số khác. bạn biết rằng các con số này. được tính toán dựa trên một quy định nào đó. nên quyết tâm lên mạng để tìm hiểu. vì sao có sự khác nhau này. nhưng kết quả là bạn bị bao vây. bởi rất nhiều thông tin và cuối cùng là bỏ cuộc. Hôm nay mình sẽ làm 1 video. trình bày một cách đơn giản và dễ hiểu. để từ giờ về sau. chúng ta không còn phải lấn cấn. về những con số này nữa. Đương nhiên ai cũng hiểu công thức đơn giản như sau. TỔNG THU NHẬP PHẦN BỊ TRỪ. = SỐ TIỀN THỰC LÃNH. Nhưng để hiểu được bằng cách nào. mà từ con số TỔNG THU NHẬP. ra được SỐ TIỀN THỰC LÃNH. lại là một câu chuyện không thể đơn giản. như mô hình sau đây. Bây giờ mình sẽ giải thích tuần tự từng nội dung. việc của các bạn là.
Cầm bằng lương trên tay để cùng đối chiếu lại nhé. Phần 1: TỔNG THU NHẬP. TỔNG THU NHẬP hàng tháng của chúng ta bao gồm. LƯƠNG CƠ BẢN và PHỤ CẤP. được gọi là THU NHẬP A. một số người còn có thêm TRỢ CẤP và PHÚC LỢI. hay còn gọi là thu nhập B. Đầu tiên,. hãy tìm hiểu về THU NHẬP A nhé. Đầu tiên là LƯƠNG CƠ BẢN. Nếu bạn là nhân viên làm việc tại cơ quan nhà nước. LƯƠNG CƠ BẢN = LƯƠNG CƠ SỞ X HỆ SỐ LƯƠNG. Trong đó,. lương cơ sở của năm 2020. được quy định như sau. Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6. là 1.490.000 đồng. Từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 là. là 1,600,000 đồng. hãy nhớ con số này. nó có thể ảnh hưởng đến bạn trong các phần sau. Nếu bạn làm việc tại doanh nghiệp tư nhân. mức lương của bạn sẽ tùy theo vị trí công việc. Ví dụ,. nếu bạn là nhân viên lương cơ bản có thể là 6 triệu. Nhưng nếu là trưởng phòng kinh doanh.
Của một công ty lớn. lương có thể lên đến 60 triệu. Tuy nhiên,. mức lương cơ bản này. không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. do chính phủ quy định trong bảng sau:. Lưu ý nếu người lao động đã qua học nghề. doanh nghiệp sẽ phải trả cao hơn ít nhất là. 7% so với mức lương tối thiểu được quy định. để biết mình thuộc vùng nào. bạn có thể lên Google để tra cứu dùm mình nhé. Như vậy là xong phần LƯƠNG CƠ BẢN. trong THU NHẬP A còn có một phần nữa. gọi là PHỤ CẤP. đây là các khoản thu nhập ngoài LƯƠNG CƠ BẢN. doanh nghiệp phải trả. khi người lao động làm việc. trong một điều kiện đặc biệt nào đó. Một số chế độ PHỤ CẤP như sau. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Phụ cấp trách nhiệm. Phụ cấp lưu động. Phụ cấp thu hút. Phụ cấp khu vực. Phụ cấp chức vụ. Phụ cấp khác theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. LƯƠNG CƠ BẢN và PHỤ CẤP.
Sẽ được ghi rõ trong hợp đồng lao động vì đây là cơ sở để tính BẢO HIỂM và tính THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Tiếp theo sẽ là THU NHẬP B đầu tiên chúng ta tìm hiểu về TRỢ CẤP Đối với người lao động có tham gia BẢO HIỂM khi họ rơi vào tình trạng tạm thời ngừng hoặc không thể làm việc Họ sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả một số các khoản TRỢ CẤP như sau: Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thai sản Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trợ cấp hưu trí Trợ cấp tử tuất Trợ cấp thôi việc Trợ cấp mất việc làm Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể có các khoản Phúc Lợi như: Thưởng sáng kiến, Tiền ăn giữa ca Hỗ trợ xăng xe điện thoại, đi lại, tiền nhà ở
TRỢ CẤP và 14 khoản PHÚC LỢI. sẽ không đưa vào tính BẢO HIỂM. và tính THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN. 14 khoản PHÚC LỢI này là gì. thì hãy lên Google tìm hiểu nhé. Như vậy là chúng ta. đã tìm hiểu xong. Phần đầu tiên TỔNG THU NHẬP. ở phần này các bạn nhớ dùng mình như sau. THU NHẬP A sẽ là cơ sở. để tính BẢO HIỂM và THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN. còn THU NHẬP B thì sẽ không tính vào. Tiếp theo sẽ là phần số 2: PHẦN BỊ TRỪ. Từ TỔNG THU NHẬP. chúng ta sẽ bị trừ 2 khoản cơ bản như sau:. Thứ nhất: BẢO HIỂM và PHÍ CÔNG ĐOÀN. Thứ hai: là THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN. Chúng ta cùng tìm hiểu về mục đầu tiên. BẢO HIỂM & PHÍ. BẢO HIỂM. một phần thu nhập của người lao động. sẽ được doanh nghiệp giữ lại để đóng BẢO HIỂM. Lý do là:. trong quá trình làm việc. người lao động có khả năng bị tai nạn lao động,. ốm đau, hay thai sản. Họ sẽ không thể đi làm bình thường.
Và không có thu nhập để trang trải cho cuộc sống. Khi đó,. các khoản bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng của nó. nhằm giúp người lao động. giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. chúng ta có 3 khoản bảo hiểm như sau:. Thứ nhất là BẢO HIỂM XÃ HỘI. BẢO HIỂM XÃ HỘI trợ cấp cho người lao động. khi họ tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động. như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. mức đóng là 8% x THU NHẬP A. Tuy nhiên nếu thu nhập A của bạn quá cao. vượt hơn 20 lần mức LƯƠNG CƠ SỞ. thì chỉ lấy 8% x 20 lần mức LƯƠNG CƠ SỞ. cụ thể trong năm 2020. Từ 1/1 đến 30/6. lấy 1.490.000 đồng x 20 lần. bằng 29,800,000 đồng x 8% = 2,384,000 đồng. Từ 1/7 đến 31/12. lấy 1,600,000 đồng x 20 lần = 32,000,000 x 8 %. = 2,560.000 đồng. Như vậy, nếu THU NHẬP A của bạn trên 32 triệu. bạn cũng chỉ đóng bảo hiểm xã hội tối đa. 2,384.000 trong 6 tháng đầu năm.
2,560,000 trong 6 tháng cuối năm. Thứ hai là BẢO HIỂM Y TẾ. BẢO HIỂM Y TẾ trợ cấp cho việc phòng chữa bệnh. và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. mức đóng là: 1.5% x THU NHẬP A. Tương tự như BẢO HIỂM XÃ HỘI. Nếu THU NHẬP A cao hơn 20 lần mức lương cơ sở. thì mức đóng tối đa như sau:. Tóm lại, mức đóng tối đa của bạn. chỉ là con số trong ô vuông này. Thứ ba: BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP trợ cấp cho người lao động. khi người lao động bị mất việc làm. mức đóng là 1% x THU NHẬP A. Nhưng nếu THU NHẬP A cao hơn 20 lần. so với LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG. Hãy lưu ý là LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG nhé. Thì mức đóng tối đa như sau:. Do đó,. nếu bạn ở VÙNG 1 và có THU NHẬP A lớn hơn 94.5 triệu. thì bạn chỉ đóng tối đa 945,880 đồng. Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong. về các khoản BẢO HIỂM. tiếp theo là PHÍ CÔNG ĐOÀN. Đây là chi phí phục vụ cho các hoạt động công đoàn.
Để chăm lo đời sống cho người lao động. Mức đóng là 1% x THU NHẬP A. Nhưng phí công đoàn tối đa là. 149.000 đồng. mức này tương đương với 10% mức LƯƠNG CƠ SỞ. như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong. phần đóng BẢO HIỂM và PHÍ CÔNG ĐOÀN. tiếp theo sẽ là phần tính THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN là khoản tiền thuế. mà bạn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đầu tiên,. bạn cần phải hiểu thế nào là THU NHẬP CHỊU THUẾ. Trước khi tính thuế. bạn sẽ được giữ lại một phần thu nhập. gọi là GIẢM TRỪ GIA CẢNH. Thứ nhất: giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế. là 9 triệu/tháng. Thứ 2: giảm trừ cho người phụ thuộc. là 3,6 triệu/người/tháng. Về đối tượng nào là người phụ thuộc. bạn hãy hỏi bác Google dùm mình nhé. Do đó,. nếu bạn là người nộp thuế và có 2 người phụ thuộc. thì bạn sẽ được giảm trừ như sau:. lấy 9 triệu + = 16.2 triệu/tháng.
Theo Thông tin mới nhất của năm 2020. Ủy ban thường vụ quốc hội. đã thông qua mức điều chỉnh. trong đó mức giảm trừ gia cảnh. sẽ nâng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng/tháng. Người phụ thuộc. tăng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng. như vậy,. THU NHẬP CHỊU THUẾ =. THU NHẬP A GIẢM TRỪ GIA CẢNH. phần đóng BẢO HIỂN & PHÍ. Ví dụ bạn có THU NHẬP A là 40 triệu. Giảm trừ gia cảnh là 16.2 triệu. Phần đóng BẢO HIỂM & PHÍ là 3.38 triệu. thì THU NHẬP CHỊU THUẾ của bạn sẽ là. lấy 40 triệu 16.2 triệu 3.38 triệu = 20.4 triệu. hãy nhớ con số 20.4 triệu này nhé. Khi đã tính xong thu nhập chịu thuế. bạn chỉ cần tính toán theo bảng sau. Như cách tính lúc nãy. THU NHẬP TÍNH THUẾ của bạn là 20.4 triệu. Khi đó THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN của bạn. sẽ được tính theo bậc 4. tức là lấy 20% x 20.4 triệu 1.65 triệu = 2.4 triệu. Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong.
Các khoản tính toán. Bây giờ,. bạn chỉ cần đưa các con số theo mô hình sau:. TỔNG THU NHẬP = THU NHẬP A + THU NHẬP B. Sau đó trừ cho PHẦN BỊ TRỪ. là các khoản BẢO HIỂM & PHÍ CÔNG ĐOÀN. trừ cho THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN. sẽ ra SỐ TIỀN THỰC LÃNH. Tuy nhiên,. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN hàng tháng. chỉ là con số tạm tính. Bởi vì trong năm. bạn có thể có những khoản thưởng. tiền tăng ca. hay giảm thu nhập vì một lý do nào đó. cho nên khi quyết toán cuối năm. phòng nhân sự sẽ tính TỔNG THU NHẬP cả năm. sau đó chia cho 12 tháng. để ra số tiền lương trung bình một tháng. Số tiền lương trung bình này mới là con số cuối cùng. để quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Do tiền lương trung bình thay đổi. nên thuế suất của bạn cũng có thể thay đổi. Nếu bạn đóng thiếu sẽ bị truy thu thêm. nếu bạn đóng thừa sẽ được hoàn thuế. Như vậy là mình đã trình bày xong.

https://youtu.be/VxJvEcbv2CYCác bạn có bao giờ gặp tình trạng. trên hợp đồng ghi mức lương của bạn là một con số. nhưng khi lãnh lương bạn lại nhận một con số khác. bạn biết rằng các con số này. được tính toán dựa trên một quy định nào đó. nên quyết tâm lên mạng để tìm hiểu. vì sao

Scroll to Top