Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong tâm lý học, hiệu ứng Dunning–Kruger là một dạng thiên kiến nhận thức (tiếng Anhː cognitive bias) trong đó mọi người đánh giá khả năng nhận thức của họ cao hơn năng lực thực tế. Sự thiên vị nhận thức này chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn (tiếng Anhː illusory superiority), xuất phát từ việc mọi người không thể nhận ra sự thiếu khả năng của họ. Không có khả năng tự nhận thức về siêu nhận thức, mọi người không thể đánh giá khách quan năng lực hoặc sự bất tài của họ.[1]
Theo mô tả của nhà tâm lý học xã hội David Dunning và Justin Kruger, thiên kiến nhận thức của ảo tưởng tự tôn là kết quả của một ảo tưởng trong nội tâm những người có khả năng thấp và từ sự hiểu lầm bên ngoài ở những người có khả năng cao; còn gọi là “tính toán sai của người không đủ năng lực bắt nguồn từ một lỗi của bản thân, trong khi tính toán sai của những người có năng lực cao bắt nguồn từ lỗi của người khác”.[1]
Hiệu ứng Dunning & Kruger (Dunning & Kruger Effect) là một trong những khái niệm mang tính nền tảng của Product Design (bao trùm luôn cả UX và UI Design).
Tuy nhiên trước khi viết về những ảnh hưởng của hiệu ứng Dunning-Kruger lên UX Design, trong bài này tôi sẽ giới thiệu chung về hiệu ứng Dunning & Kruger và những “ứng dụng” của nó trong cuộc sống.
Khái niệm này được được đặt theo tên của 2 giáo sư chuyên về psychology người Mỹ là David Dunning và Justin Kruger.
Tôi có bản đầy đủ của nghiên cứu này, bạn nào có hứng thú muốn tìm hiểu thì có thể tải về tại liên kết này.
—
Hiệu ứng Dunning & Kruger mô tả về mối tương quan giữa sự hiểu biết của một người về một lĩnh vực và mức độ tự tin của họ trong lĩnh vực đó.
Cụ thể, Dunning & Kruger mô tả quá trình này diễn ra như sau:
- Khi chưa biết gì về lĩnh vực nào đó thì mức độ tự tin của một người sẽ bằng 0 → điều này dễ hiểu và không có gì để bàn.
- Vấn đề bắt đầu thú vị khi những người bắt đầu biết sơ sài về một lĩnh vực nào đó thì thường có xu hướng lầm tưởng là mình đã rất giỏi trong lĩnh vực ấy. Họ rất tự tin về những phát biểu của mình, hay thậm chí đi chỉ dạy người khác. Giai đoạn này gọi là Peak of Mt. Stupid – Đỉnh cao của ngu ngốc.
- Khi bắt đầu đào sâu nghiên cứu, sự tự tin này ngay lập tức rớt xuống gần như bằng không. Giai đoạn này gọi là Valley of Despair – Thung lũng của sự thất vọng.
- Nếu họ vẫn tiếp tục tìm hiểu, mỗi ngày sự hiểu biết của họ sẽ mỗi tăng – song song đó sự tự tin của họ dần tăng dần trở lại. Giai đoạn này gọi là Slope of Enlightment – Con dốc của sự khai sáng.
- Việc tăng dần này sẽ tiếp tục cho đến khi người đó trở thành một chuyên gia, khi mà họ đã hiểu tường tận từ trong ra ngoài lĩnh vực đó. Lúc này sự tự tin cũng sẽ tăng đến một mức độ ổn định. Giai đoạn này gọi là Plateau of Sustainability – Cao nguyên của sự bền vững. (Tuy nhiên, dù mức độ tự tin ở giai đoạn này có cao thì cũng hiếm khi nào cao bằng Peak of Mt. Stupid).
Vài ví dụ về hiệu ứng Dunning & Kruger
Hiệu ứng Dunning & Kruger xảy ra gần như khắp nơi. Chúng ta ít nhiều ai cũng từng đi qua những giai đoạn này.
…
Trong đó có một lĩnh vực mà hiệu ứng Dunning & Kruger rất thường xảy ra, đó chính là… khởi nghiệp.
Nhiều bạn trẻ nghe những câu chuyện thành công + đọc thêm vài quyển sách về quản trị và đầu tư. Lúc này các bạn ấy chỉ vừa bắt đầu tìm hiểu về quản trị và điều hành, rất nhiều nhiệt huyết nhưng lại không ý thức được mình đang ở ngay giai đoạn Peak of Mt. Stupid. Nếu không tỉnh táo + có người can = thì thường dẫn đến kết quả là… khởi nghiệp.
Điều này lý giải vì sao tỉ lệ thất bại trong những trường hợp này rất cao. Và cũng lý giải vì sao có rất nhiều người dẫu dày dạn kinh nghiệm vẫn rất e dè với chuyện tự đứng ra khởi nghiệp.
…
Một ví dụ khác là lái xe. Theo thống kê thì với những người mới lái xe, nếu lỡ có xảy ra tai nạn thì cũng chỉ là những va quẹt nhỏ, không quá nguy hiểm.
Giai đoạn nguy hiểm nhất chính là khoảng thời gian đã lái được từ 2 – 3 năm, những người này được gọi là các cocky driver. Đây là giai đoạn họ nghĩ rằng mình đã là những tay lái lụa và thường hay thích “biểu diễn” những kỹ năng lái xe của mình — tuy nhiên họ lại chưa đủ kinh nghiệm để có được những phản xạ mà chỉ những người lái xe lâu năm mới có.
Những tai nạn xảy ra trong giai đoạn này thường là tai nạn lớn, xảy ra ở tốc độ cao.
…
Trong lĩnh vực đầu tư có câu nói rất hay là: “When your taxi driver is telling you to buy stock, you know it’s time to sell” – Tạm dịch: “Khi người tài xế taxi khuyên bạn nên đầu tư vào chứng khoán, bạn biết đó là thời điểm nên bán”.
Hoặc như trào lưu crypto currency năm ngoái cũng có một câu tương tự: “When the housewives become a crypto expert, it’s time to run” – Tạm dịch: “Khi các bà nội trợ cũng bắt đầu trở thành chuyên gia về crypto, bạn biết đó là lúc nên tháo chạy”.
— (Lưu ý là các ví dụ trên không có ý xúc phạm những người lái taxi hay những bà nội trợ, người ta chỉ mượn hình ảnh đó để chỉ những người đang trong Peak of Mt. Stupid).
Khi biết về hiệu ứng Dunning & Kruger, ta sẽ tự nghiệm ra được rất nhiều ví dụ thú vị khác từ cuộc sống hàng ngày.
…
Những lợi ích khi hiểu về Dunning & Kruger Effect
Hiểu về hiệu ứng này sẽ giúp được cho chúng ta ý thức được bức tranh toàn cảnh trong quá trình phát triển chuyên môn. Nhờ đó giúp ta ý thức được rằng:
- Khi mới tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó, chúng ta biết mình đang đi qua đỉnh “Peak of Mt. Stupid”. Nhờ đó chúng ta tự biết rằng giai đoạn này tốt nhất là nên im lặng và tiếp tục trau dồi kiến thức.
- Chúng ta cũng biết rằng không nên nghe theo lời những đứa đang ở đỉnh cao Mt. Stupid này (như trong ví dụ về đầu tư bên trên).
- Trong công việc, nhờ hiệu ứng Dunning & Kruger chúng ta biết rằng những kẻ nói nhiều nhất, lớn họng nhất trong công ty không phải lúc nào cũng đúng (thường là ngược lại).
- Và nhờ hiệu ứng Dunning & Kruger, ta biết rằng để trở nên tự tin (mà không ngu xuẩn), ta phải là một specialist – chọn cho mình những lĩnh vực yêu thích và đi đến tận cùng của lĩnh vực đó. Không nên là generalist – như cái tivi kênh nào cũng bắt nhưng không có kênh nào nét.
Khi nào ta nên mở miệng trở lại?
Như vừa viết bên trên: khi mới biết về một lĩnh vực gì đó thì tốt nhất là nên im lặng và âm thầm tiếp tục trau dồi.
Vậy câu hỏi sẽ là: “Đến một lúc chúng ta đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, làm sao để biết rằng những gì chúng ta biết đã đủ giá trị để có thể chia sẻ ra cho xung quanh? Vì ai cũng biết, chia sẻ chính là cách nhanh nhất để nâng cao kiến thức”.
Hiểu về hiệu ứng Dunning & Kruger rồi thì trả lời câu hỏi này rất đơn giản: Khi nào còn chưa rớt xuống cái thung lũng kia (Valley of Despair) nghĩa là chúng ta vẫn còn đang ở trên đỉnh Mt. Stupid, hãy tiếp tục im lặng. Khi nào rớt xuống rồi tự khắc ta sẽ biết – và qua thời gian cũng sẽ tự có câu trả lời là có nên mở miệng ra hay chưa.
—
Nhìn xung quanh các quán cà phê, quán nhậu ở Việt Nam. Ta dễ dàng thấy được rất nhiều “chuyên gia” đang ngồi trên đỉnh Mt. Stupid và bàn tán về đủ mọi chủ đề: từ chiến lược quân sự ở Afganistan, đến chiến tranh thương mại Mỹ Trung, đến sách lược đầu tư chứng khoán,…
Đừng trở thành một trong số đó! Và nếu có lỡ rơi vô khung cảnh như vậy thì cách hay nhất là: trừ khi chúng ta là cố vấn quân sự của Lầu Năm Góc, tiến sĩ kinh tế vĩ mô hoặc chuyên gia phân tích của JP Morgan,… còn không thì tốt nhất nên im lặng.
Mà thật ra nếu có đang giữ các vị trí trên mà lỡ ngồi trong bàn nhậu như vậy thì tốt nhất cũng nên im lặng
Tóm tắt lại là có 5 mức dốt như sau:
- Biết cái mình biết
- Biết cái mình không biết
- Không biết cái mình không biết
- Không biết cách để biết rằng mình không biết cái mình không biết
- Nghĩ mình cái gì cũng biết (nói cách khác là không biết khỉ gió gì hết)
Kể ra dốt cũng phải có nghệ thuật.
Từ Blog Ngochieu